Game Total war three kingdoms
Kể từ khi dòng game Total War ra mắt vào năm 2000, Creative Assembly đã rất thành công khi tạo ra một chuẩn mực hoàn toàn mới cho thể loại game chiến thuật khi tạo ra một bản pha trộn hài hòa giữa hai nhánh rẽ: Grand Strategy (đại chiến thuật), và Squad Based Strategy (chiến thuật nhóm) để tạo ra phong cách của riêng mình.
Creative Assembly đã trải qua một thời gian khá dài, “đào bới” những bối cảnh, lịch sử và cả chiến thuật để đem đến cho người chơi sự thành công của hai phiên bản về chiến tranh Nhật Bản, kế đó là hai phiên bản về thời kỳ La Mã vinh quang, hai phiên bản về chiến tranh cận đại và thậm chí là cả hai phiên bản về các cuộc chiến tranh huyền thoại trong thế giới Warhammer… và giờ đây, Creative Assembly lại tiếp tục “khai phá vùng đất mới” khi thử sức với bối cảnh Trung Hoa cổ đại với Total War: Three Kingdoms.
Xem thêm: http://gamevictory8.jigsy.com/
Xem thêm: http://gamevictory8.jigsy.com/
Có lẽ, đối với nhiều game thủ phương Tây thì bối cảnh Trung Hoa cổ đại trong Total War: Three Kingdoms có phần xa lạ, nhưng đối với các game thủ Việt Nam thì những câu chuyện như “Kết Nghĩa Vườn Đào”, “Tam Anh Chiến Lữ Bố”, “Khổng Minh Thất Cầm Mạch Hoạch” hay những trận chiến lừng danh như trận Quan Độ, trận Xích Bích, trận Trường Bản… đều quá quen thuộc và chắc hẳn rất nhiều bạn đã nhận ra rằng, nếu cứ duy trì cơ chế game như các phiên bản Total War gần đây, sẽ rất khó để Total War: Three Kingdoms có thể gột tả được cái “thần” của những cuộc chiến tranh liên miên xuyên suốt gần một thế kỷ trong cuối thời kỳ Đông Hán với đầy những danh tướng, những mưu sâu kế hiểm nổi tiếng trong lịch sử.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng cốt truyện của trò chơi sẽ bám theo sự thật lịch sử hay đi theo “phóng tác” của La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhưng có thể khẳng định rằng số lượng chư hầu cho người chơi lựa chọn ban đầu sẽ không quá nhiều. Theo “truyền thống” của Creative Assembly những năm gần đây, người chơi có thể mở thêm một vài chư hầu mới thông qua… các bản DLC về sau với một mức giá “hữu nghị”.
Nói như vậy không có nghĩa là phần chơi chiến dịch của Total War: Three Kingdoms chỉ xoay quanh câu chuyện của Liên quân kháng Đổng Trác, mà game thủ hoàn toàn có thể mở rộng về sau với các chiến dịch nhỏ hơn như chiến dịch Hà Bắc khi Tào Tháo chống lại Viên Thiệu và các tập đoàn quân sự Sơn Đông để thành lập thế lực nước Ngụy, hay chiến dịch Nam Tiến của Tào Tháo đánh xuống phương Nam dẫn đến trận chiến Xích Bích dẫn đến thế cục chia ba thiên hạ ở những năm sau đó… Những chiến dịch ngắn này (short campaign) hoàn toàn có thể được cập nhật thêm dần qua các bản DLC như cách Creative Assembly đang làm với dòng game Total War: Rome II hiện nay. Đây cũng là một chiến thuật khá tốt của hãng nhằm kéo dài sức sống cho các game của mình, cũng như mang đến thêm giá trị gia tăng cho trò chơi.
Tuy vậy, không giống với thế giới giả tưởng của Warhammer. Các tướng lĩnh đều có đặc điểm của riêng mình trong lịch sử, cùng với giá trị vũ lực hoàn toàn khác biệt. Bạn hoàn toàn có thể “mơ mộng” điều khiển chiến tướng của mình rong ruổi trong chế độ “Cinema mode” đã từng khá thành công trong Total War: Rome 2 hay tham gia vào chế độ quyết đấu Duel thông qua tính năng “First Person Mode” đã từng xuất hiện trong Shogun 2: Total War.
Khác biệt so với những phiên bản Total War trước đó, các game thủ còn mong đợi những hoạt động chính trị “bên lề” thuộc loại “mưu sâu kế hiểm” sẽ được tích hợp bằng một phương thức khéo léo vào chế độ bản đồ (turn-based mode) trong Total War: Three Kingdoms. Bởi lẽ đây cũng là một phần vô cùng quan trọng mang lại sự đặc sắc cho cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Mặc dù chưa có bất kỳ thông tin nào được “bật mí”, nhưng bạn hoàn toàn có thể trông chờ bên cạnh các tướng lĩnh hùng mạnh trên chiến trường là các “quân sư quạt mo”, có thể đem đến những mưu kế, hỗ trợ hay chiến thuật đặc biệt mang đậm “chất Tam Quốc” trong Total War: Three Kingdoms.
Trang chủ: https://gamevictory8.blogspot.com
Comments
Post a Comment