Game Kill It With Fire

 Kill It With Fire đã giải nghĩa rất rõ ràng trải nghiệm game ngay từ cái tựa và nó chính xác như thế theo nghĩa đen. Nhiệm vụ của người chơi chỉ đơn giản là “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” bất kỳ mục tiêu tí hon di động nào xuất hiện và thường phải viện đến “bà hỏa” hỗ trợ. Nhân vật điều khiển giống như một người mắc chứng sợ nhện quá độ, sử dụng rất nhiều loại “hàng nóng” cùng một đống “đồ chơi công nghệ” để hỗ trợ cho mục đích nói trên. Tuy nhiên, vũ khí hữu dụng và tiện lợi nhất vẫn là tấm bảng “chấm công” trên tay.


Tuy nhiên, lũ nhện trong Kill It With Fire không phải dạng vừa đâu. Một số trong đó cũng chẳng giống nhện ngoài đời mà có những chiêu trò hết sức tai quái, chẳng hạn khả năng “tàng hình” đòi hỏi bạn phải nhìn muốn tăng độ thì mới có thể phát hiện ra chúng. Thậm chí, lũ quỷ tí hon này cũng biết tấn công bằng cách bắn tơ như người nhện để che tầm nhìn và cản trở bạn tàn sát chúng. Ngược lại, vũ khí của người chơi thuộc loại thượng vàng hạ cám, không phải thứ nào cũng hữu dụng nhưng ý tưởng hài hước thì có thừa.

Xem thêm: http://gamevictory8.jigsy.com/

 

Đơn cử như shuriken hay cầm súng bắn nhện đúng là ý tưởng “bá đạo trong từng hạt gạo”. Dùng súng phun lửa tự chế trong Kill It With Fire thì quá bình thường như cân đường hộp sữa. Dù vậy, “bà hỏa” vẫn là dũng sĩ diệt nhện yêu thích của tôi với khả năng hạ gục nhanh và tiêu diệt gọn, tuy đôi lúc nó cũng biến thành những pha cháy nhà hết hồn chim én. Điều thú vị là trò chơi cho bạn khả năng tương tác rất cao, thậm chí gây nên hỗn loạn như trong nhà vừa trải qua chiến tranh giữa các vì sao hay đang giữa tâm bão vậy.

Trên lý thuyết, thiết kế này trao cho người chơi nhiều cơ hội sáng tạo cách diệt nhện vô tiền khoáng hậu, nhưng đáng tiếc là nó không nhiều như kỳ vọng của tôi do quy mô phát triển của game. Toàn bộ trải nghiệm gói gọn trong gần 10 màn chơi. Hầu hết chỉ mất không tới nửa tiếng để hoàn thành, khiến Kill It With Fire có vẻ phù hợp với khả năng chơi game cơ động của Nintendo Switch hơn là PC. Mỗi màn chơi đều có khá nhiều bí mật thú vị chờ đón bạn khám phá, nhưng thử thách lại khá đơn giản và chỉ dừng ở mức vui là chính.

Xem thêm: Thông tin, độ hiếm, giá Skin – Trang phục tướng Lulu, LOL, update 2020-2021

Vấn đề lớn nhất của game là tốc độ di chuyển của nhân vật chính khá chậm chạp. Mặc dù đây có thể là chủ ý thiết kế của nhà phát triển để lũ nhện có nhiều cơ hội phản công hơn nhưng ở góc độ người chơi, tôi lại cảm thấy khá phiền lòng với nhịp độ game lề mề như thế này. Không những vậy, các yêu cầu nhiệm vụ nhiều lúc khá đánh đố khi mô tả mơ hồ, đòi hỏi bạn phải trải nghiệm theo kiểu thử và sai khá khó chịu. Cảm giác giống như đây là cách để nhà phát triển ăn gian thời lượng chơi một chút hơn là vì mục đích nào khác.

Mặt khác, đồ họa của trò chơi cũng có thể là điểm trừ trong mắt một số người chơi. Kill It With Fire sử dụng phong cách đồ họa đơn giản, có chút gì đó mang hơi hướng hoạt hình với những gam màu sáng tô điểm cho không gian màn chơi. Cá nhân tôi cảm thấy nó khá phù hợp với trải nghiệm đặc trưng của trò chơi, nhưng chắc chắn không phải đẹp rạng ngời và chói lóa như bạn có thể kỳ vọng ở tựa game này. Ít nhất thì nó cũng giúp người chơi dễ phát giác lũ nhện chạy loạn như gián hơn và đó lại là điểm cộng trong trải nghiệm.

Trang chủ: https://gamevictory8.blogspot.com

Comments

Popular posts from this blog

Imposter Factory tua game To The Moon Steam

Hong do chi ha game chien thuat hap dan

Giới Thiệu