Review Game Titan Quest: Atlantis

 Thời điểm mà tôi nhận được thông tin Titan Quest: Atlantis phát hành cũng chính là lúc bản mở rộng này chính thức ra mắt. Gọi là không kèn không trống cũng chẳng sai vì trước đó, nhà phát hành không hề công bố bất kỳ thông tin nào và điều đó khiến tôi vô cùng bất ngờ. Điều đáng ngạc nhiên hơn là bản mở rộng này vẫn đi theo con đường hướng đến người chơi cũ. Thế nhưng khác với Titan Quest: Ragnarök còn cho phép bạn tạo nhân vật mới ở cấp độ phù hợp để trải nghiệm, bản mở rộng Atlantis buộc người chơi phải trải nghiệm nội dung gốc trước mới có thể tiếp cận khu vực mới được cập nhật.

 
Titan Quest: Atlantis có cách nối tiếp nội dung ngay sau khi người chơi hoàn thành Act 3 của trò chơi khá hay. Tuy nhiên, bản mở rộng này có thời lượng chơi tương đối ngắn so với hai DLC trước. Bù lại, nó được nhà phát triển bổ sung thêm Tartarus, một chế độ chơi mang tính thử thách với yếu tố ngẫu nhiên để tạo giá trị chơi lại lâu dài. Nếu muốn, người chơi có thể tìm NPC để tham gia và chiến đấu chống lại các đợt tấn công như vũ bão của kẻ thù. Chế độ chơi này cũng hỗ trợ co-op lên đến sáu người như phần chơi chính. Điểm nhấn của bản mở rộng mới là bổ thêm một loạt các kỹ năng mới cho mỗi Mastery.

Xem thêm: http://gamevictory8.jigsy.com/

 

Đáng chú ý nhất là game engine được nâng cấp đồ họa, có thêm tính năng SSAO và color grading. Nếu nói đồ họa mới giúp “nâng tầm” cho một tựa game cũ kỹ như Titan Quest thì hơi quá. Thế nhưng, không thể phủ nhận game engine được “trợ lực” đã giúp thế giới trong Titan Quest: Atlantis rực rỡ hơn, nhiều chi tiết hơn và đặc biệt là các khu vực trong nền đồ họa mới nhìn đẹp hơn rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, trò chơi lại có vấn đề với hiệu năng mà tôi nghĩ là do chưa được tối ưu hóa tốt, thường hay giật hình hoặc tụt tốc độ khung hình trong những cảnh không có vẻ gì là tải nặng.

Vấn đề ở chỗ, hệ thống PC của tôi dư sức “cân” thiết lập Ultra những cái tên như Yakuza Kiwami 2 hay Total War: Three Kingdoms nặng hơn rất nhiều với tốc độ khung hình ổn định. Trong khi đó, bản mở rộng Atlantis lại khiến tôi khá thất vọng khi không thể vượt qua nổi thiết lập Medium ở cùng độ phân giải 1080p mà không bị giật hình. Đây dường như là “dấu ấn” riêng của tất cả bản mở rộng game Titan Quest. Lúc nào mới phát hành cũng có rất nhiều lỗi, không về cân bằng thì cũng về yếu tố kỹ thuật, thường phải chờ một thời gian để nhà phát triển tinh chỉnh, khắc phục và tối ưu.

Xem thêm: LMHT: Sự khác biệt giữa game thủ Thách Đấu và người chơi còn lại

Thế nhưng, hiệu năng không tốt chưa phải là vấn đề lớn nhất của Titan Quest: Atlantis mà là tính cân bằng. Bản mở rộng này dường như hướng đến người chơi kỳ cựu lâu năm. Đó là những người vốn đã sở hữu nhiều nhân vật đạt cấp độ tối đa nên nhà phát triển thiết kế phần thưởng rất tệ, không mang tính tưởng thưởng nhiều cho người chơi khi hoàn tất nhiệm vụ. Nếu bắt đầu với một nhân vật hoàn toàn mới và trải nghiệm từ Act 1, bạn sẽ nhận thấy Atlantis có độ khó khá cao, gây mất cân bằng nghiêm trọng. Kẻ thù trong bản mở rộng này có thể “giã chết” nhân vật của bạn nhanh hơn cả lật bánh tráng nếu không cẩn thận. Đã vậy, tỷ lệ rơi đồ và điểm kinh nghiệm nhận được rất thấp.

Không những thế, các tính năng mới không phải là không có vấn đề. Đơn cử như Tartarus có thể gây nhiều tranh cãi vì không phải ai cũng yêu thích tính năng này và tôi là một trong số đó. Chưa kể, thiết kế của nó còn gây khó cho một số build, chẳng khác nào “cấm cửa” các nhân vật này. Một tính năng khác cũng có thể gây nhiều tranh cãi là casino. Đây là một nơi có lẽ không nói bạn cũng biết, mang tính chất “quay số trúng thưởng” để người chơi “tiền nhiều để làm gì” nhận về cơ hội có được những cực phẩm. Dù vậy, có một điểm mà tôi khá thích là hệ thống nhiệm vụ phụ trong Titan Quest: Atlantis thú vị nếu xét về tổng thể. Giờ đây, bạn cũng đã có thể taunt kẻ thù, điều mà trước đây không thể.

Trang chủ: https://gamevictory8.blogspot.com

Comments

Popular posts from this blog

Imposter Factory tua game To The Moon Steam

Hong do chi ha game chien thuat hap dan

Giới Thiệu