Tainted Grail Conquest deck building

Tainted Grail: Conquest – Trong bất cứ khâu nào của việc kiến tạo ra sản phẩm, thì phần cốt lõi, hay là “ý đồ thiết kế” luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Nó thể hiện nên những ý tưởng của người sáng tạo, cũng như truyền tải thông điệp đến những người tiêu thụ, khách hàng, hay khán giả. Việc một bộ phim, một quyển sách, hay một tựa game có cốt truyện hấp dẫn đến đâu, ẩn chứa những giá trị gì, thường được lên kế hoạch rất chỉn chu, tuần tự, mạch lạc và có tổ chức. Trong việc kiến tạo, thì cụm từ “ngẫu nhiên” là điều tối kỵ rất lớn. Ấy thế mà trong ngành công nghiệp game, cái nghịch lý trái khoáy này lại được ứng dụng khá nhiều, và kỳ lạ thay, cũng gặt hái được không ít thành công.

Người viết đang muốn nói đến “Rogue-like”, thể loại game được kiến tạo một cách “ngẫu nhiên có trật tự”, nhằm mang lại cho người chơi những trải nghiệm mới lạ, khác biệt cho mỗi lần chơi lại – qua đó tạo nên sự “vô cùng tận” trong thiết kế của mình. Đến từ nhà phát triển Awaken Realms Digital, Tainted Grail: Conquest tiếp nối sự thành công to lớn của những “tiền bối” Rogue-like trong những năm gần đây như Hades, Hand of Fate hay Slay the Spire, khi chính thức chấm dứt giai đoạn Early Access hồi cuối tháng 5.2021 vừa qua.  Vốn được xem là một phiên bản “đắc đíp” của Slay the Spire, Tainted Grail: Conquest thu hút được sự ủng hộ của cộng đồng yêu game trong suốt giai đoạn Early Access, và hầu như ai cũng mong mỏi một phiên bản chính thức “chuẩn khỏi chỉnh”.

Xem thêm: https://victory8.online/khau-trang-vai-khang-khuan-mua-o-dau.html



Tương tự như Slay the Spire, Tainted Grail: Conquest là một tựa game nhập vai với lối chơi cốt lõi xoay quanh việc xây dựng bộ bài (deck building). Nôm na thì các hành động và kỹ năng nhân vật có thể được kiểm soát bằng cách đưa các thẻ bài liên quan vào, nhưng chúng vẫn có tính ngẫu nhiên nhất định khi một lượt, người chơi chỉ được rút một số bài cố định. Người chơi Tainted Grail: Conquest có thể chọn 1 trong 9 lớp nhân vật (mới đầu chỉ được chọn mặc định Wyrd Hunter, các lớp khác sẽ mở khóa dần sau đó) với lối chơi, nội tại và bộ kỹ năng hoàn toàn khác biệt. Qua nhiều cuộc hội thoại được dẫn dắt khéo léo, người chơi sẽ dần dần khám phá ra thêm những bí mật của thế giới hư ảo mà mình lạc vào, “cứu” thêm được các NPC khác nhau, cũng như mở khóa thêm các thẻ bài và trang bị mạnh mẽ hơn.

Là một tựa game Rogue-like, Tainted Grail: Conquest xác định sẽ “bán no hành” cho người chơi với hàng loạt những trận đánh và tình huống được sắp xếp “ngẫu nhiên một cách có ý đồ”. Cộng thêm việc tự do xây dựng bộ bài, và tính bất định trong đó, người chơi Tainted Grail: Conquest hầu như khó có hai “run” nào mà gặp những tao ngộ giống nhau được. Các trận đánh trong game sẽ diễn ra theo lượt với việc người chơi bắt đầu rút các quân bài cho mình. Chúng có thể là các đòn đánh thường, kỹ năng đặc biệt dao động từ đánh choáng/đánh lan/phá giáp… cho đến các lá bài né tránh/phòng thủ/hồi máu… Với các lớp nhân vật phong phú và biến hóa đa chiều, người chơi có nhiều lựa chọn từ khâu xây dựng trang bị, kỹ năng cho đến bộ bài đặc thù

Xem thêm: https://victory8.online/game-bai

Người chơi cần phải chú ý rõ hành động của các con quái vật đối thủ, nửa biết trước nửa dự đoán xem chúng sẽ làm gì để đưa ra các hành động cho phù hợp. Ví dụ nếu đối thủ chuẩn bị “gồng” để ra chiêu khủng nhưng mất hai lượt, người chơi có thể thoải mái dồn sát thương và chuẩn bị đỡ đòn sau – còn nếu địch chuẩn bị tung chiêu “tất sát” thì người chơi phải dồn lực vào các lá bài lá chắn/phòng ngự. Với các lớp nhân vật phong phú và biến hóa đa chiều, người chơi có nhiều lựa chọn từ khâu xây dựng trang bị, kỹ năng cho đến bộ bài đặc thù phục vụ cho lối chơi mà mình yêu thích. Khác với Slay the Spire, Tainted Grail: Conquest chọn cho mình một bộ cánh 3D với tông màu kiểu “gothic” âm u, tăm tối, rất phù hợp với bối cảnh diễn ra trong một cõi không gian vô định của mình.


Giao diện chính của cả tựa game diễn ra trong một ngôi làng hoang vu, ma mị – mà càng về sau sẽ càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn khi người chơi “cứu” được thêm các NPC từ mọi ngóc ngách về đây. Điểm nhấn kế tiếp của Tainted Grail: Conquest nằm ở các mô hình nhân vật và quái vật được thiết kế rất chỉn chu, tỉ mỉ. Tuy không tới mức đẹp “quằn quại” khiến thiên hạ phải trầm trồ như Bloodborne hay Nioh, cũng không có những pha chiến đấu mãn nhãn “màu mè hoa lá hẹ” kiểu Super Robot Wars, nhưng các trận đánh trong Tainted Grail: Conquest đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cốt lõi của mình: truyền tải trọn vẹn hệ quả của những hành động thông qua những lá bài trong game.

Trang chủ: https://victory8.online/

Comments

Popular posts from this blog

Imposter Factory tua game To The Moon Steam

Hong do chi ha game chien thuat hap dan

Runeverse Sea Brawls game chien thuat cuop bien